một cuộc trò chuyện về công nghệ, các quyền con người, và tự do trên internet do Dự án Tor Project mang đến cho bạn
PrivChat là chuỗi sự kiện gây quỹ được tổ chức để quyên góp cho Dự án Tor Project. Thông qua PrivChat, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin quan trọng liên quan đến những gì đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ, quyền con người và tự do internet bằng cách tham vấn các chuyên gia để trò chuyện với cộng đồng của chúng tôi.
Chương #3 - Tor Thúc đẩy Quyền con người
Sứ mệnh chính của dự án Tor Project là xúc tiến quyền con người và sự tự do thông qua việc khởi tạo và triển khai các công nghệ bảo mật riêng tư và ẩn danh mã nguồn mở và miễn phí. Mọi người sử dụng công nghệ của chúng tôi, cụ thể là mạng lưới Tor và trình duyệt Tor Browser, theo nhiều cách khác nhau. Tor được sử dụng bởi những người thổi còi, những người cần một phương thức an toàn để đưa ra ánh sáng các hành vi sai trái -- thông tin thiết yết cho cộng đồng xã hội -- mà không bộc lộ danh tính của họ. Tor được sử dụng bởi các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang đấu tranh đối chọi lại các chính phủ độc tài, chuyên chế và để che chở bảo vệ cho quyền con người, không chỉ riêng cho sự an toàn và ẩn danh của họ, mà còn để vượt qua việc kiểm duyệt internet để tiếng nói của họ được lắng nghe. Tor giúp cho hàng triệu người trên thế giới có thể tự bảo vệ mình trên mạng, bất kể là họ có hay không có đặc quyền nào. Đối với phiên bản các hoạt động stream trực tuyến PrivChat thứ ba của chúng tôi, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn một số người dùng Tor ngoài đời thực, những người sẽ chia sẻ tầm quan trọng của Tor đối với họ và công việc của họ để che chở quyền con người và sự tự do trên khắp thế giới.
Edward Snowden là một công dân Hoa Kỳ, cựu sĩ quan Cộng đồng Tình báo và người tố giác. Các tài liệu mà anh tiết lộ đã cung cấp một cửa sổ công khai quan trọng về NSA và các chương trình và năng lực giám sát hàng loạt bí mật của các đối tác tình báo quốc tế. Những tiết lộ này đã tạo ra sự chú ý chưa từng có trên toàn thế giới về xâm phạm quyền riêng tư và bảo mật kỹ thuật số, dẫn đến một cuộc tranh luận toàn cầu về vấn đề này.
Alison Macrina là thủ thư và là người sáng lập Dự án Tự do Thư viện, một cộng đồng thực hành dành cho nhân viên thư viện sống theo các giá trị của chúng ta về quyền tự do trí tuệ và quyền riêng tư trong thế giới thực. Công việc của cô ấy tập trung vào cách giám sát tác động đến cộng đồng thư viện và công việc của thủ thư, cách giám sát liên quan đến các vấn đề công bằng xã hội và tự do trí tuệ khác cũng như động lực bên trong công nghệ của chúng ta. Alison và Dự án Tự do Thư viện đã được trao Giải thưởng của Tổ chức Phần mềm Miễn phí cho Dự án vì lợi ích xã hội, Giải thưởng Movers and Shakers của Tạp chí Thư viện, Giải thưởng Tự do Trí tuệ của Hiệp hội Thư viện New York và Giải thưởng LITA/Library Hi Tech.
Berhan Taye (Cô ấy) là một nhà nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa công nghệ, xã hội và công bằng xã hội. Cô ấy là Giám đốc Chính sách Châu Phi và Trưởng nhóm Tắt Internet Toàn cầu tại Access Now. Cô đã lãnh đạo chiến dịch #KeepItOn, một chiến dịch toàn cầu nhằm ngăn chặn việc tắt internet với liên minh gồm hơn 220 tổ chức thành viên từ khắp nơi trên thế giới. Trước khi tham gia Access Now, cô ấy là nhà nghiên cứu của dự án Công nghệ quét trường công bằng xã hội đã tạo ra báo cáo MoreThanCode.cc.
Ramy Raoof là một nhà nghiên cứu về công nghệ và quyền riêng tư. Các công trình gần đây của ông tập trung vào nghiên cứu các cuộc tấn công kỹ thuật số có chủ đích nhằm vào các tổ chức phi chính phủ và bảo vệ nhân quyền, đồng thời phát triển các giao thức bảo mật kỹ thuật số và xây dựng năng lực với các nhà hoạt động ở Trung Đông và Trung Mỹ xung quanh hoạt động giám sát và kiểm duyệt. Ramy là Kỹ thuật viên Chiến thuật tại Phòng thí nghiệm An ninh của Tổ chức Ân xá Quốc tế và anh ấy cũng nằm trong Ban Giám đốc của Dự án Tor. Trước khi gia nhập Tổ chức Ân xá, ông từng là Kỹ thuật viên cao cấp tại Sáng kiến vì Quyền cá nhân của Ai Cập (EIPR). Ramy đã nhận được giải thưởng quốc tế Anh hùng Nhân quyền và Giám sát Truyền thông từ Access Now vào năm 2017 và vào tháng 5 năm 2016, anh ấy đã nhận được Giải thưởng Bobs quốc tế - Hoạt động trực tuyến xuất sắc nhất để ghi nhận công việc của anh ấy trong lĩnh vực bảo mật và quyền riêng tư kỹ thuật số từ Deutsche Welle. Trên Twitter https://twitter.com/RamyRaoof.
Cách tốt nhất để hỗ trợ công việc của chúng tôi là trở thành người quyên góp hàng tháng.